Tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của các quốc gia, buộc chính phủ các nước phải đối mặt với bài toán giải cứu nền kinh tế. Nhiều ngân hàng trung ương sử dụng biện pháp cắt giảm lãi suất như một công cụ hữu ích trong bối cảnh này, tuy nhiên việc duy trì lãi suất ở mức quá thấp, thậm chí chính phủ nhiều quốc gia đang phải suy tính đến việc áp dụng chính sách lãi suất âm, liệu có phải là một phương án tối ưu.
Báo cáo của WB dự báo thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm 3,6% và điều này sẽ khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực trong năm nay.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang trước nguy cơ giảm phát sau khi ghi nhận tỷ lệ lạm phát 0,1% trong tháng 5/2020, mức thấp nhất trong 4 năm qua, khi giá năng lượng giảm và nhu cầu nội địa đi xuống.
Do tác động trực tiếp của đại dịch đối với nền kinh tế, sẽ có ít nhất 49 triệu người trên thế giới có thể rơi vào nhóm "cực nghèo" – với mức sống dưới 1,90 USD/ngày. Ấn Độ đứng đầu trong danh sách trên, khi World Bank ước tính rằng khoảng 12 triệu công dân nước này sẽ thuộc diện "cực nghèo" vào năm nay.
Trong bối cảnh này, một số người bắt đầu đưa ra cảnh báo rằng cơn ác mộng kinh tế tồi tệ nhất – bóng ma giảm phát – đang đe dọa đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của toàn cầu mà nơi đầu tiên bị tấn công có thể chính là Nhật Bản.
Tỷ lệ thất nghiệp của Úc có thể đã đạt tới 10.8%, dựa trên dữ liệu của chính phủ về số lượng người nhận phúc lợi và số đơn xin trợ cấp đang trong quá trình xử lý.
Úc đã cho thấy những thành công bước đầu trong việc khống chế dịch bệnh khi số ca nhiễm mới tại quốc gia này đang giảm dần, tuy nhiên diễn biến đầy tích cực này lại không thể ngăn chặn được thực trạng Úc ngày càng lún sâu vào suy thoái kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng, đây sẽ là thời kỳ khó khăn nhất đối với kinh tế Úc từ cuộc Đại suy thoại 1930-1931.
Nền kinh tế Malaysia ước tính thiệt hại khoảng 2,4 tỷ ringgit (tương đương 550 triệu USD) mỗi ngày từ phía các doanh nghiệp vẫn đóng cửa ngừng hoạt động do yêu cầu hạn chế di chuyển của chính phủ áp trong cuộc chiến ngăn chặn đại dịch coronavirus.
Bill Heinecke nói rằng ông từng chứng kiến tất cả những sự kiện lớn nhỏ trong sự nghiệp điều hành khách sạn kéo dài hàng nhiều thập kỷ của mình: Khủng hoảng tài chính châu Á và toàn cầu, dịch SARS rồi cả đảo chính tại Thái Lan - quê hương thứ 2 của ông. Nhưng đại dịch Covid-19 hiện tại là thứ khủng khiếp nhất trong số đó.
Gần đây, Citibank đã thảo luận về triển vọng của cặp USD/JPY và so sánh diễn biến tỷ giá trong 3 sự kiện lịch sử. Có thể thấy từ kết quả so sánh rằng khi đối mặt với những khủng hoảng, tốc độ phản ứng của USD/JPY có sự thay đổi.
Trước ảnh hưởng của đại dịch, thị trường tài chính hiện tại liên tục cho thấy những tín hiệu tương đối hỗn loạn và phức tạp, cộng thêm tác động của các biện pháp hỗ trợ tiền tệ, các phương án hạn chế, phong tỏa và số liệu các ca nhiễm không ngừng gia tăng trên toàn cầu
Dữ liệu mới nhất cho thấy sự sụt giảm xuất khẩu của Nhật Bản chạm mức cao kỷ lục trong vòng bốn năm qua, bao gồm cả lượng xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ đã ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ năm 2011.
Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR) cho biết do thực hiện các biện pháp phong tỏa cấm vận của chính phủ, nền kinh tế của đất nước có thể phải chịu mức thu hẹp quy mô lên tới 13% trong năm nay, diễn biến tồi tệ nhất trong ba thế kỷ qua, đồng thời mức vay nợ công sẽ tăng lên đỉnh điểm kể từ Thế chiến II.
Quỹ tiền tệ thế giới – tổ chức bảo vệ nền kinh tế toàn cầu sẽ tiến hành họp trong tuần tới để tổng hợp lại bức tranh những gì đã xảy ra trong vài tháng qua.
Jun Saito, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER), cho biết dịch bệnh coronavirus đã giáng một đòn đánh cuối cùng xuống nền kinh tế Nhật Bản. Goldman Sachs dự kiến rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ thu hẹp 25% quy mô trong quý này, đây là việc chưa từng xảy ra trước đây.